Danh mục tranh
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT THÊU XQ HUẾ
Làm sao để sống lại quá khứ nghề thêu, nhằm xây dựng tốt hơn cho tương lai. Trong cảnh xáo động và hỗn loạn thế giới ngày nay - ở ngưỡng cửa bước khởi đầu mới cho ngành nghề - nhiệm vụ giống như một “ Sử gia” là sử dụng công cụ nào đây? Những kỹ thuật và tiêu chuẩn nào? Để xem xét khái niệm bản sắc nghề thêu và để xác định bản sắc mới.
Nhưng không có một định nghĩa nào về bản sắc mà không tính đến quá khứ. Nhưng một định nghĩa chỉ dựa trên việc trở lại một bản sắc “ đã mất” của quá khứ là ảo tưởng sẽ đẫn đến hậu quả nghề sẽ tàn lụi và biến mất.
Có lẽ chính điểm này, nơi quá khứ và hiện tại đan xen vào với nhau. Cần có một suy nghĩ và cống hiến đặc biệt của những con người trên phương diện là người không chỉ làm việc với thời gian mà còn suy nghĩ về những giai đoạn nối tiếp nhau trong thời gian nên chúng tôi đưa ra 3 cách nhìn về lịch sử bản sắc nghề thêu nhằm khích lệ cho con người nhận thức được tầm quan trọng trong việc nghiên cứu quá khứ, tưởng tượng quá khứ để xây dựng tốt hơn cho tương lai.Nhưng để cho công cụ nghiên cứu hoàn thiện nhất cho nghề thêu nó phải vay mượn từ các khoa học nhân văn… vì lịch sử muốn có giá trị phải được kết hợp với các khoa học nhân văn.
… Về phần mình, các khoa học con người phải chú trọng đến khía cạnh lịch sử…
Khi đi vào nghề thêu, chúng tôi thấy mình như nhà hàng hải, từ bỏ con đường chỉ chạy ven bờ, cố ý giương buồm thẳng ra ngoài biển khơi… chính biển khơi là lịch sử tổng thể nghề thêu…khi đó vai trò của người phụ nữ thông qua nghề thêu sẽ mang “ Hình Dáng Của Lịch Sử Toàn Cầu”.
Không gian Bảo tàng Nghệ thuật thêu XQ Huế
- CƠ THỂ NGHỀ THÊU:
Thông qua nghề thêu, nó tham gia kể lại sự ra đời và phát triển của dân tộc bằng lời lẽ nghề thêu mang tính sử thi. Để thay thế cho bản ghi chép khô khan theo niên đại những chiến công và những việc xấu xa của những ông hoàng và kẻ quyền thế - không bao giờ coi dân tộc như một thực thể trừu tượng và duy lý mà là cơ thể bằng máu thịt sống động và đau khổ phải cảm nhận bằng trái tim và trí tưởng tượng hơn là bằng trí tuệ.
1. Nước nhà và chiếc ghế “ Gươm Đàn” của cha
2. Việt Nam Quốc Tổ Tiên Mẫu Âu Cơ
3. Căn phòng – Đốt Đèn Soi Niên Sử
“ Cây kim sợi chỉ bao năm.
Mẹ dạy từ thuở còn năm trong nôi.
Ước gì thêu được bài thơ
Cây đa bến cũ con đò còn đưa.”
4. Căn phòng thay Áo Sống – Áo Chết: niềm tin tín ngưỡng của nghề thêu
“ Mỗi mũi kim là một lời cầu nguyện của mẹ - mỗi cây kim gãy là bài kinh nguyện ước thành kính – mẹ mong hòa bình đến cho con”
5.Căn phòng Tri Ân Đồ
Nơi lưu giữ chân dung – bút tích – hình ảnh của những con người yêu mến nghề thêu của mẹ, đã cung cấp công cụ - phương tiện cho người phụ nữ lên đường đi tìm “ Thời gian đã mất” và để giới thiệu chân dung hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thông qua nghề thêu bên dòng sông Hương.
6. Căn phòng – Di Chúc Của Mẹ ( con số thời gian)
Kêu gọi những nghệ nhân nghệ sỹ hãy lên đường không chậm trễ tìm lại vẻ đẹp của mình – tên của mình , vẻ đẹp quê hương xứ sở của mình.
7.Căn phòng – Hóa Thạch Sống
Nơi thống kê và kể chuyện những di sản khẩu ngữ - phi vật thể tại xứ sở của mình biểu tượng bằng hai bức chân dung thêu mẹ Minh Mẫn và mẹ Thanh Hương ở Huế.
B. GƯƠNG MẶT NGHỀ THÊU:
Nghề thêu là một con người phụ nữ mà cuộc sống vật chất và tinh thần được quy định bởi khung cảnh và thành phần địa lý.
1. Hồ “ Trở Dạ”
Là không gian đi tìm kiếm và khẳng định lại gốc rễ lịch sử bản sắc người phụ nữ - vì một bản sắc Huế bị xáo trộn, nó là một nhân tố gây ổn định cả bên trong lẫn bên ngoài. Vì vậy, tại đây có những cặp câu đối nói đến lịch sử tâm tính (gia tài của mẹ) nhắc nhở cho con cái của mình – với chiếc trụ “Hành Hương” kêu gọi trở về với một giá trị bản sắc.
" Ngọc tự kim vàng sang sợi chỉ
Vàng từ biển ngọc xuống bàn tay"
" Công dung tươi thắm trời Đông Á
Ngôn hạnh rạng ngời đất Việt Nam"
2. Lời ru của mẹ
Nơi đây thường kể những câu chuyện “Giấc Mơ Của Đất” – nơi chôn nhau cắt rốn.
Qua những tác phẩm tranh thêu phong cảnh:
Dòng sông – Trăng xứ Huế - Một mùa mưa xứ Huế - Tiếng ru của bà – Tiếng gà gáy trưa…
“ Bờ ao đom đóm chập chờn
Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẻ ở đời
Sữa nuôi phần xác, hát ru phần hồn
Bà ru mẹ… Mẹ nuôi con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng
Nhìn về quê mẹ xa xăm
Lòng ta – Chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương”
3. Chái bếp người Huế
Nơi người phụ nữ Huế luôn giữ 2 ngọn lửa trong bếp
- Bếp lửa quê nhà ( Nơi con đã lớn khôn )
- Bếp lửa quê người (Đợi con về…)
Nơi trưng bày những tác phẩm chân dung với tâm trạng luôn bị phân thân giữa nơi này và nơi kia ( Quê nhà và quê người ).
" Chuyện kể hương xưa vui tích sử
Người nghe đốm lửa ấm tình quê"
4. Người nắm giữ chìa khóa của sự sống (Mẹ)
Giới thiệu các loại ẩm thực của Huế được sinh ra từ thổ nhưỡng của mình và những cách thức chế biến để tạo ra những dinh dưỡng.
* Thể hiện với những bức tranh thêu tĩnh vật về các loại hoa quả - nông sản ... của Huế.
5. Bàn ăn ẨM THỰC HOÀNG TRIỀU
Là nơi dạy “ Lịch Sử Khiêm Nhường” của người mẹ xứ Huế
- Kỹ thuật trong ăn uống
- Cách thức trong ăn uống
- Các lối suy nghĩ trong ăn uống
* Căn phòng giới thiệu nghệ thuật thêu ứng dụng trong không gian này.
6. “Nỗi lo” người mẹ xứ Huế
Nguồn gốc của mọi căn bệnh: suy nhược cơ thể do ăn uống.
7. “ Học viện” nghề thêu
Nơi hoàn thiện thể hình – thể chất
- Cho con trai trở thành một “ Quý Ông”
- Cho con gái “ Công – Dung – Ngôn – Hạnh”
* Thể hiện qua các loại thời trang thêu – nữ trang thêu với những cách thức trang điểm.
C. TIẾNG NÓI NGHỀ THÊU:
Đó là tâm hồn của người phụ nữ nghề thêu xứ Huế trực giác và đầy chất thơ.
Dưới sự tác động qua lại của các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo... hiện thời nó che dấu đi những hình ảnh tốt đẹp... Hơn lúc nào hết, cần phải xây dựng trở lại một " Lịch sử tâm tính" được thể hiện tại mặt tiền của Bảo Tàng thêu.
Và đỉnh điểm của nó là “ Nghi lễ rước nước sông Hương” về đền “Hơi thở tổ tiên” của dòng sông Hương hàng tuần, trong một cảnh quan tôn nghiêm nhất, thể hiện một sự cam kết trung thành với bản sắc ngành nghề, tìm kiếm lại mối dây thiêng liêng gắn bó giữa con người với truyền thống – con người với thiên nhiên – con người với con người.
Gồm những mô hình sau:
1. Vườn phong lan rừng của những con người sống gần “ Đất và Thần Linh”
Với khu trưng bày tranh thêu “ Ký ức về một thiên đường” nơi mà loài vật – hoa lá cây cỏ - con người có thể trò chuyện được với nhau – một thế giới giao hòa bên dòng sông Hương.
Vườn phong lan rừng của những con người sống gần “ đất và thần linh” nó là một quảng trường nơi gặp gỡ của những giấc mơ và chủ đề đa văn hóa: tiểu thuyết – thơ – âm nhạc – hội họa và tôn giáo. Văn hóa cần sự hòa tấu đó của nhiều nhạc cụ để tạo nên những âm kỳ lạ của ký ức và trí tuệ con người. Nơi mọi con người sẽ cùng nhau biên kịch những giấc mơ báo hiệu cho thiên niên kỷ thứ ba. Quảng trường này là những cầu nối giữa các nền văn hóa vì nó đặt hiện tượng văn hóa trở lại trong vầng hào quang thơ tự nhiên của chúng. Cuối cùng quảng trường dòng sông Hương là một ngàn lẻ một phép lịch sự.
“Vườn sương cổ tích ai ngờ
Trần gian hoa cỏ tình thơ tháng ngày
Nằm nghe suối chảy trong mây
Đá xưa ngơ ngác tưởng say giọt nguồn”
2. Khu vườn “Đom Đóm" nơi dành cho “đôi tình nhân nhút nhát”:
Để kể lại tình yêu của người Huế là công cuộc đi tìm kiếm cái siêu hình với sự lãng mạn để nuôi dưỡng sự cao quí trong tình yêu ( chủ nghĩa lãng mạn người Huế thường mượn đến sự nhạy cảm của cây cỏ loài vật - trăng - gió để nói về một nền văn hóa con người...)
Và một sân khấu: nơi giới thiệu “ chủ nghĩa lãng mạn” đó qua thơ và nhạc.
“Xinh xinh vài nụ cỏ
Đặt lên đĩa án thư
Lung linh vầng nhật nguyệt
Lung linh cả thái hư”
3. Khu vườn sợi chỉ ước mơ
Nơi giới thiệu kỹ thuật – tài năng – khéo léo của người phụ nữ thông qua bốn loại hình nghệ thuật thêu – chân dung – phong cảnh – hai mặt – điêu khắc chỉ.
4.Vườn trà “Tri kỉ không về ta với ta”
Để phục hồi lại “truyền thống hiếu khách” đã bị mai một bên dòng sông Hương.
“Thả chút mộng vào chung trà
Hớp một nửa thơ bảo ta để dành
Nửa kia gợi thức năm canh
Mai sau viết chữ non xanh quê mình”